Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015
Dùng bỉm vải có những lợi ích gì
Posted by Vitamin cho mẹ bầu on 14:06 in bỉm bỉm vải Cách mặc bỉm vải cho bé Dùng bỉm vải có những lợi ích gì lưu ý khi dùng bỉm vải | Comments : 0
Bỉm vải là một dạng tã khác hẳn với những loại tã bỉm thông thường. Công dụng của nó được dùng chủ yếu cho bé những tháng đầu mới ra đời. Thời điểm này bé thường đi bậy không mọi thời điểm. Dùng bỉm này có thời gian dùng lâu khoảng 4 5 tiếng gì đó. Vậy dùng loại tã này bạn nhận được những lợi ích nào ?
Lưu ý khi dùng tã vải :
Lần giặt đầu tiên này các mẹ chỉ cần ngâm trong nước sạch 5 -10 phút, vắt nước, phơi khô và dùng. Các mẹ không nhất thiết phải giặt bằng bột giặt. Vì việc giặt lần đầu tiên này chỉ nhằm làm sạch bụi bẩn bám trên quần bỉm và miếng lót trong quá trình sản xuất. Bạn có thể giặt bằng máy giặt, nhưng tốt nhất nếu có thể thì nên giặt bằng tay. Việc giặt bằng máy, thường tạo thành nhiều nếp gấp nhăn trên bỉm khiến trong quá trình mặc bé cảm thấy khó chịu, gặp khó khăn trong việc di chuyển và đổi tư thế.
Cách mặc bỉm vải cho bé :
Khi mặc bỉm cho bé, mẹ cần biết những thao tác sau. Các mẹ lồng miếng lót vào khe giữa hai lớp của quần bỉm. Tuyệt đối, không đặt miếng lót lên trên vì chỉ có lớp trong cùng của quần bỉm mới có chức năng chống thấm ngược, cấu tạo nhanh khô, cho bé cảm giác luôn khô thoáng và dễ chịu. Tiếp đó, mẹ dùng tay vuốt cho bề mặt trong của quần tã và lót phẳng phiu. Lưu ý, lồng miếng lót sao cho miếng lót nằm chính giữa của vỏ quần, không lệch về phía mông hoặc phía trước quá. Nếu miếng lót lệch về phía mông quá thì khi bé nằm sấp và tè phần trước ít lót dễ bị tràn ra ngoài. Còn lệch về phía trước quá, khi bé nằm ngửa và tè cũng dễ bị tràn da ngoài.
Mẹ cần chú ý điểm gì :
Mẹ nên nhớ, phải cài các nút của quần bỉm cho ôm khít với hông và đùi của bé. Các mẹ nên chỉnh cho khít, không sát quá, không rộng quá để tránh tình trạng khi bé nằm nghiêng bị tràn bỉm. Mẹ cũng hoàn toàn yên tâm về bé, vì bỉm vải rất mềm mại và co giãn tốt nên điều chỉnh ôm khít vẫn rất thoải mái cho bé yêu.
“Mách nhỏ” cho mẹ, ban ngày chỉ nên lồng một miếng lót cho bé vận động thoải mái. Ban đêm, nếu bé tè nhiều và các mẹ không thay giữa đêm được thì có có thể lồng hai miếng lót cùng một lúc để bé có thể ngủ ngon giấc và mẹ cũng không phải thức dậy nhiều lần để thay bỉm cho bé.
Mẹ nào mà cẩn thận, có thể thay giữa đêm 1 – 2h sáng thì chỉ dùng một miếng lót cho con thoải mái là tốt nhất. Và cả đêm, nếu con không ăn uống gì, khoảng 4 – 5h sáng mẹ không cần đóng bỉm cho bé. Vì thời điểm khoảng 4h sáng trở đi bé không tè dầm nữa.
Trong trường hợp bé tè, khoảng 1, 5h đến 3 giờ bạn nên thay bỉm cho bé một lần. Khi thay bỉm cho bé, không nên thay cả vỏ quần và miếng lót luôn. Trường hợp không có điều kiện mua nhiều quần, mà chỉ mua thêm miếng lót thay thế thì vẫn có thể thay mình miếng lót và sử dụng lại vỏ quần. Tuy nhiên, khi thay hai lần lót thì nên thay một lần quần. Vì dù sao, nó vẫn bị ám mùi nước tiểu. Ưu điểm đồng thời cũng là nhược điểm của bỉm vải là không có chất khử mùi, nên để lại mùi nước tiểu tự nhiên. Chính vì vậy, bé mặc bỉm vải không có triệu chứng hăm ngứa, dị ứng cho bé.
Nếu bé ị, khi thay bỉm cần gạt bỏ chất cặn vào bồn cầu, dùng vòi nước xối qua cho sạch chất cặn còn bám dính trên bề mặt bỉm. Bề mặt trong của bỉm được thiết kế khó bám bẩn, dễ trôi sạch nên giặt rất dễ, nên các mẹ cũng không phải quá lo lắng. Sau đó, mẹ rút miếng lót bên trong ra khỏi vỏ quần, ngâm cả miếng lót và quần với bột giặt khoảng 10 – 15 phút rồi giặt. Giặt xong thì phơi như quần áo bình thường, nên phơi phẳng bằng kẹp sẽ nhanh khô hơn. Khi bỉm đã khô gấp lại sử dụng cho lần tiếp theo.
Mẹ cần thay bỉm đúng giờ sẽ đảm bảo vệ sinh cho bé, giặt bỉm vải đúng cách sẽ phát huy hiệu quả thấm hút và tăng tuổi thọ của sản phẩm. Tuyệt đối, khi giặt bỉm vải không được sử dụng các chất tẩy trắng như: Javen, nước xả vải. Bạn có thể dùng bột giặt nhưng không nên cho quá nhiều trong mỗi lần giặt. Vì chúng có thể làm giảm tuổi thọ của lớp chống thấm ở quần bỉm và làm giảm tác dụng thấm hút của quần bỉm cũng như miếng lót. Trường hợp bạn giặt bằng tay, khi vắt nên vắt từ mặt trong của bỉm để tránh làm vỡ kết cấu của màng chống thấm.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Đăng nhận xét